Phân biệt thảm lót sàn ô tô TPE và TPV giúp người dùng hiểu rõ ưu nhược điểm của từng chất liệu, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trong khi thảm TPE nổi bật với tính đàn hồi, không mùi và thân thiện môi trường thì thảm TPV lại ghi điểm với độ bền cao, chịu nhiệt và chống dầu vượt trội. Cả hai đều là vật liệu cao cấp trong ngành nội thất ô tô, tuy nhiên mỗi loại sẽ phù hợp với từng mục đích và điều kiện sử dụng khác nhau. Cùng Minh Thành Auto tìm hiểu chi tiết để chọn thảm lót sàn ô tô phù hợp nhất cho chiếc xe của bạn.
Nhựa TPE và TPV khác nhau như thế nào?
Để phân biệt được giữa thảm lót sàn ô tô TPE và TPV khác nhau như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đặc tính của 2 vật liệu này qua phần nội dung dưới đây:
TPE là gì?
TPE (Thermoplastic Elastomer) hay còn gọi là cao su nhiệt dẻo, là một loại vật liệu tiên tiến kết hợp giữa tính dẻo và độ đàn hồi vượt trội. Đây là chất liệu phổ biến trong các dòng thảm lót sàn ô tô cao cấp, đặc biệt là các sản phẩm thảm nhựa TPE xe ô tô với đặc điểm chống nước, không mùi và thân thiện với môi trường.
Về cấu tạo, TPE là sự pha trộn giữa cao su lưu hóa và nhựa nhiệt dẻo, tạo nên loại vật liệu có thể dễ dàng ép khuôn theo thiết kế 3D vừa khít với từng dòng xe hơi như Toyota, Mazda, Honda,…. Tính linh hoạt của TPE cũng giúp các hãng như FUMO hay KATA phát triển thảm lót sàn ô tô TPE 5D với độ bền cao và khả năng chống trơn trượt hiệu quả.
Đặc điểm nổi bật của TPE:
- Không chứa chất gây ung thư, kim loại nặng, hay Nitrite, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
- Có khả năng tái chế, thân thiện với môi trường, được các garage ô tô và xưởng độ xe ưa chuộng.
- Chịu nhiệt tốt từ -30ºC đến 80ºC, với độ cứng ổn định và khả năng chống oxi hóa cao.
- Dễ vệ sinh, bền màu và không bị biến dạng theo thời gian sử dụng trong môi trường nội thất xe hơi.
TPV là gì?
TPV (Thermoplastic Vulcanizate) là nhựa nhiệt dẻo lưu hóa, nổi bật với khả năng chịu dầu, chịu nhiệt và chống mài mòn vượt trội, thường được ứng dụng trong các sản phẩm cần độ bền cơ học cao, như thảm lót sàn ô tô chống nước và chống trơn chuyên dụng.
Vật liệu TPV được tạo ra từ sự pha trộn cao su và nhựa như Polypropylene (PP), Polyethylene (PE), sau đó trải qua quá trình lưu hóa động ở nhiệt độ cao. Chính điều này giúp TPV có liên kết phân tử bền vững, đảm bảo độ đàn hồi ổn định ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Tính chất nổi bật của TPV:
- Chịu nhiệt tốt hơn TPE, hoạt động ổn định trong khoảng từ -30ºC đến 130ºC.
- Có khả năng chống axit, kiềm và dầu, lý tưởng để làm thảm lót sàn ô tô cao cấp cho xe bán tải, SUV,….
- Không chứa chất độc hại, đạt các tiêu chuẩn quốc tế như SGS và ROHS, phù hợp cho các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp trong không gian nội thất xe.
- Trọng lượng nhẹ, giúp tối ưu hiệu suất vận hành và tiết kiệm nhiên liệu cho xe.
Sự khác biệt giữa nhựa TPE và TPV
- TPE là một hạt trong suốt và TPV hiện không có hạt trong suốt nào trên thị trường.
- TPV có khả năng chống axit và kiềm, khả năng chống dầu tốt hơn TPE không có khả năng chống dầu.
- Khả năng chống chịu thời tiết của TPV tốt hơn TPE, vì vậy TPV được sử dụng rộng rãi nhất trong các dải niêm phong.
- Khả năng chống mài mòn của TPV tốt hơn TPE. Hiện nay, cũng có vật liệu TPE chống mài mòn cao đặc biệt.
- TPE là -30 độ C đến 90 độ C và TPV là -30 độ C đến 130 độ C. Vật liệu TPV có khả năng chịu nhiệt độ cao hơn.
- TPE có nhiều trọng lượng riêng, từ 0.8 đến 1.2. Trọng lượng riêng của TPV tương đối nhẹ, khoảng 0.98 và mỗi nhà sản xuất có thể khác nhau
Phân biệt thảm sàn ô tô TPE và TPV
Nếu nhìn bằng mắt thường rất khó thể phân biệt được sự khác nhiệt giữa 2 sản phẩm này. Tuy nhiên, thảm lót sàn ô tô TPE và TPV có thể nhận biết thông qua đặc tính về độ cứng, đàn hồi,…
Tiêu chí | Thảm nhựa TPE | Thảm nhựa TPV |
Độ cứng | Vừa có tính cứng của nhựa và đàn hồi của cao su, chịu lực vật lý tốt. Sản phẩm có độ dẻo dai, đàn hồi và chống trơn trượt | Vừa có tính cứng của nhựa và đàn hồi của cao su, chịu lực vật lý tốt. Sản phẩm có độ dẻo dai, đàn hồi và chống trơn trượt. Bề mặt đồng đều, ổn định cao. |
An toàn | Không mùi, không độc, không kim loại nặng và các chất gây ung thư | Không mùi, không độc, không kim loại nặng và các chất gây ung thư, đạt cấp độ y tế, tiêu chuẩn châu Âu ROHS |
Chịu nhiệt | -30 đến 80 độ C | -30 đến 120 độ C |
Độ bền | Chống thấm, chống bám bẩn, dễ vệ sinh, không bị mài mòn sau thời gian dài sử dụng. | Chống thấm, chống bám bẩn, dễ vệ sinh, không bị mài mòn sau thời gian dài sử dụng. |
Giá thành | Từ 1.900.000 – 2.500.000 đồng | Từ 2.350.000 đồng trở lên |
Cả 2 loại thảm sàn ô tô đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với quy trình tương tự nhau. Thảm nhựa TPE và thảm nhựa TPV được thiết kế vừa vặn và chính xác cho từng dòng xe ô tô, với quy trình tạo khuôn định hình trên bản vẽ đo khắc laser.
Nên chọn thảm lót sàn ô tô TPE hay TPV
Dù TPE và TPV đều là vật liệu an toàn, thân thiện môi trường, nhưng TPV nhỉnh hơn về khả năng chịu nhiệt và độ bền, thích hợp với các thảm lót sàn xe hơi chuyên dụng, đặc biệt tại vùng khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Trong khi đó, TPE lại chiếm ưu thế về tính linh hoạt, thẩm mỹ và dễ ép khuôn 3D, phù hợp cho các dòng xe du lịch phổ thông.
Nếu bạn đang tìm thảm sàn ô tô chống trơn, dễ vệ sinh, không mùi và phù hợp với nội thất xe hiện đại, cả hai chất liệu TPE và TPV đều là lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên nếu bạn yêu thích sự mềm mại, đàn hồi tốt thì có thể lựa chọn thảm sàn ô tô TPE, còn nếu bạn muốn chống mài mòn tốt, chịu nhiệt tốt thì có thể chọn thảm sàn ô tô TPV, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và ngân sách cá nhân.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích, qua đó có thể phân biệt thảm lót sàn ô tô TPE và TPV khác nhau ở điểm nào. Nếu có bất kỳ thắc mắc, cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm: